Giới thiệu sơ lược về Đan Sâm
Cây đan sâm còn được gọi là xích sâm, tử sâm, đơn sâm, huyết sâm, hồng căn,... Loại thảo dược này có tên khoa học là Salvia Miltiorrhiza Bunge, thuộc họ bạc hà (Lamiaceae).
Đan sâm là một loài cỏ sống lâu năm, chiều cao khoảng 30 - 80cm, thân cây được bao phủ bởi một lớp lông ngắn màu vàng nhạt, thân vuông, có các gân dọc. Rễ đan sâm nhỏ, hình trụ, màu đỏ nâu, đường kính khoảng 0,5 - 1,5cm. Lá kép, mọc đối 3 - 5 - 7 lá chét, có cuống dài, mép lá chét có hình răng cưa tù. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, dài khoảng 10 - 20cm, hoa mọc vòng, có màu xanh tím nhạt. Quả đan sâm nhỏ, dài khoảng 3mm, rộng khoảng 1,5mm. Mùa hoa thương vào khoảng tháng 5 - tháng 8 hằng năm, mùa quả vào khoảng tháng 6 - tháng 9 hằng năm.
Dược liệu đan sâm là phần rễ của cây. Vào mùa xuân hoặc mùa thu, người ta thu hái rễ và thân rễ đan sâm, rửa sạch, cắt bỏ các rễ con và phần thân còn sót lại rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Trước đây, vị thuốc đan sâm thường được nhập từ Trung Quốc. Gần đây, cây đan sâm đã được trồng tại các tỉnh miền núi của Việt Nam. Cây sinh trưởng tốt, có năng suất và hàm lượng hoạt chất cao.
Có 2 cách bào chế đan sâm:
- Đan sâm khô: Loại bỏ tạp chất và phần thân còn sót lại, đem đi rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày rồi phơi khô để dùng;
- Tửu đan sâm (chế rượu): Lấy rễ đan sâm thái thành từng phiến, thêm rượu vào, trộn đều và đậy kín trong khoảng 1 giờ để cho rễ ngấm hết rượu. Sau đó, đem sao nhỏ lửa tới khi khô thì lấy ra, để nguội. Tỷ lệ là 10kg đan sâm tương đương 1 lít rượu.
Tên khoa học, tên tiếng anh
Tên tiếng anh: radix salviae miltiorrhizae
Tên khoa học: radix salviae miltiorrhizae
Tên gọi khác: Đan sâm
Đan sâm
-
Tên: Đan sâm
-
Tác Dụng Lên Da: trị mụn độc, ghẻ lở, mẩn ngứa và vàng da.
-
Tác Dụng Cho cơ thể: Tác dụng tốt cho tiêm mạch, bổ sung huyết khí cho phụ nữ
Tác dụng của đan sâm
- Tác động lên các bệnh lý tim mạch
Đan sâm đã được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh mạch máu, bao gồm xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng lipid máu và đột quỵ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu. Các thuộc tính có lợi của Đan sâm cũng bao gồm thúc đẩy lưu lượng máu và giải quyết huyết ứ.
- Chống xơ vữa
Sự chết tế bào của các tế bào nội mô mạch máu, một yếu tố nguy cơ của xơ vữa động mạch, dẫn đến mất tính toàn vẹn của nội mô. Lipopolysaccharide (LPS) gây ra quá trình chết tế bào trong tế bào nội mô tĩnh mạch rốn của con người thông qua cơ chế liên quan đến caspase-3.
Điều trị bằng chiết xuất methanol của Đan sâm (50–500 μg/mL) trong 24 giờ có thể ức chế sự di chuyển do yếu tố hoại tử khối u-α (TNF-α) gây ra của tế bào cơ trơn động mạch chủ người phụ thuộc vào liều lượng, so với nhóm chứng. Do đó chứng minh Đan sâm có tác dụng chống xơ vữa.
- Chống tăng huyết áp
Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự giãn mạch của Sodium tanshinone IIA sulfonate (DS-201)- một hoạt chất chiết xuất từ Đam sâm có liên quan đến sự hoạt hóa của BKCa. Điều trị trước với DS-201 trong 3 tuần có thể làm giảm sự tăng áp lực của động mạch phổi trung bình và trọng lượng tâm thất phải sang tâm thất trái với trọng lượng vách ngăn ở chuột bị tăng huyết áp phổi do thiếu oxy, nhưng không có tác dụng đáng kể trên chuột bình thường.
Những kết quả này chứng minh rằng DS-201 có tác dụng bảo vệ đối với bệnh tăng huyết áp thông qua việc giảm áp lực động mạch phổi trung bình và ức chế tái cấu trúc ở các động mạch phổi xa.
- Chống tăng lipid máu
Những con chuột thí nghiệm được điều trị bằng Đan sâm trong 12 tuần đã giảm tăng trọng lượng cơ thể, cải thiện tỉ lệ lipid huyết thanh và ngăn ngừa sự hình thành gan nhiễm mỡ do chất béo cao trong chế độ ăn. Ngoài ra, Đan sâm có thể làm tăng sự điều hòa mạch máu phụ thuộc vào nội mô và biểu hiện sự bảo vệ mạch máu ở những con chuột thí nghiệm.
- Chống đái tháo đường
Đan sâm thể hiện các hoạt động chống bệnh tiểu đường bằng cách điều trị các bệnh mạch máu lớn và nhỏtrong các thí nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng thông qua việc cải thiện cân bằng nội môi oxy hóa khử và ức chế quá trình apoptosis và viêm thông qua điều chỉnh nhiều kênh tín hiệu trong cơ thể.
Tác dụng chống đái tháo đường của loại thảo mộc này có thể liên quan đến các đặc tính cải thiện lưu thông máu và làm giảm ứ trệ máu theo Y học cổ truyền. Các thành phần chính của Đan sâm bao gồm axit salvianolic và tanshinones diterpenoid, đã được nghiên cứu kỹ trên động vật bị tiểu đường. Các nghiên cứu về độc tính cấp và bán cấp đã ủng hộ quan điểm rằng Đan sâm được dung nạp tốt.
Bài thuốc kinh nghiệm
- Chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, phụ nữ sau sinh mất máu
Bài Thiên vương bổ tâm đan: Đan sâm 8g; huyền sâm, địa hoàng, mỗi vị 12g, thiên môn, mạch môn, mỗi vị 10g; phục linh, viễn chí, đương quy, bá tử nhàn, toan táo nhân, mỗi vị 8g; ngũ vị tử, cát cánh, mỗi vị 6g; chu sa 0,6g. Uống thuốc sắc (chu sa gói riêng, uống cùng với thuốc đã sắc), ngày một thang. Hoặc tán bột làm viên, mỗi ngày uống 20g.
- Bồi bổ cơ thể, bổ Can Thận
Đan sâm 400g, đương quy 2000g, hoài sơn, ngọc trúc, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 400g, đơn bì, bạch linh, mạch môn, trạch tả, mỗi vị 200g, thanh bì, chỉ thực, thù nhục, mỗi vị 200g. Các vị thuốc tán nhỏ,dùng mật ong hoặc siro luyện thành viên hoàn nặng 5g, ngày uống 4-6 viên.
- Chữa đau tức ở ngực, đau nhói vùng tim
Đan sâm 32g, xuyên khung, trầm hương, uất kim, mỗi vị 20g; hồng hoa 16g, xích thược, hương phụ chế, hẹ, qua lâu, mỗi vị 12g; đương quy vĩ 10g. Sắc uống ngày một thang.
Đan sâm 32g, xích thược, xuyên khung, hoàng kỳ, hồng hoa, uất kim, mỗi vị 20g; đảng sâm, toàn đương quy, trầm hương, mỗi vị 16g; mạch môn, hương phụ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa tim hồi hộp, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, ù tai
Đan sâm 12g, sa sâm 12g, thiên môn 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, long nhãn 12g, đảng sâm 12g, toan táo nhân 8g, bá tử nhân 8g, viễn chí 8g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống.
Những lưu ý khi dùng đan sâm
Nhìn chung, đan sâm là vị thuốc bổ đa công dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng ĐS cũng cần linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể và nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi dùng (liều dùng đan sâm thông thường khá thấp, chỉ từ 15 g trở xuống, tuy nhiên, trong một vài trường hợp, có thể dùng đến 30 g và thậm chí là 50 g tùy theo chỉ dẫn của thầy thuốc).
Những người máu quá loãng và phụ nữ mang thai không nên dùng đan sâm.