Thục địa: Công dụng của thục địa với sức khoẻ

08/08/2022

Giới thiệu sơ lược về Thục Địa

Thục địa là phần thân rễ cây Địa Hoàng đã được phơi và nấu chín. Việc bào chế thục địa vô cùng công phu và cầu kì vì cần phải phơi đến 9 lần và nấu đến 9 lần trước khi sử dụng.

 

 

 

Thục địa là cây gì và có đặc điểm như thế nào? Thục địa dược liệu thuộc thực vật thân thảo và mang những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Cây thuốc khi trưởng thành cao khoảng 30 – 40cm, được phủ trên một lớp lông tơ mềm, dài và có màu tro xám trắng.
  • Thảo dược thuộc loại rễ củ, đâm chồi ở củ hom chỉ sau khoảng 10 ngày. Các rễ tơ mọc rất nhiều phía trên mầm của củ hom. Phần rễ nửa chừng dài hơn và có thể hình thành nên củ. Tuy nhiên nếu gặp thời tiết bất lợi sẽ không thể hóa thành củ. Rễ củ có đường kính từ 0.5 – 3cm, xuất hiện ở mầm và thường có sau 45 ngày.
  • Lá mọc thành vòng tròn ở quanh gốc và xòe rộng ở dưới mặt đất. Chúng rất ít khi mọc lên trên thân cây. Lá dài  khoảng 3 – 15cm, rộng khoảng 1.5 – 6cm. Phiến lá có đặc điểm hình trứng ngược, thuôn dài và nhọn ở phía đầu. Mép lá có răng cửa, được phủ một lớp lông. Phiến lá có gân nổi rõ ở phía dưới và chia phiến thành nhiều múi nhỏ khá đặc trưng.
  • Hoa thường nở vào tháng 4 đến tháng 6, hoa mọc thành chùm, có màu tím đỏ viền ngoài, dài khoảng 3cm. Hoa hình ống, có 5 cánh, đài và tràng hình chuông, mỗi bông có 3 nhị.
  • Quả thục địa hình trứng, dài 1.3 đến 1.6cm, đường kính dài 0.6 đến 0.9cm. Bên trong quả có nhiều hạt nhỏ và cây thường cho quả vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.

 

Theo nhiều tài liệu, dược liệu này có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Cho tới năm 1958, cây đã du nhập vào Việt Nam, được nhân giống bằng mầm rễ. Thảo dược thích hợp sinh sống ở môi trường đất phù sa, đất cát pha và nơi có nhiệt độ 30 độ C.

Hiện nay, với công dụng tuyệt vời của dược liệu, rất nhiều người tiêu dùng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta: Bắc Giang, Bắc Kạn, Thanh Hóa… Ngoài ra, cũng có rất nhiều vùng dược liệu sạch nuôi trồng giống thảo dược này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

 

Tên khoa học, tên tiếng anh

Tên tiếng anh: radix rehmanniae

Tên khoa học:  radix rehmanniae / radix rehmannia praeparata

Tên gọi khác: Thục địa

 

tóm tắt nhanh

Thục địa

  • Tên: Thục địa

  • Tác Dụng Lên Da: Chống viêm trị mụn

  • Tác Dụng Cho cơ thể:  Tăng cường hệ miễn dịch

  • Tác dụng phụ có thể: Có thể gây đau dạ dày

Tác dụng của thục địa

 

Theo y học hiện đại thì thục địa có tác dụng: hạ đường huyết, làm mạnh tim, hạ huyết áp, bảo vệ gan, lợi tiểu, cầm máu và có tác dụng kháng viêm...Ở y học cổ truyền, thục địa là vị thuốc giúp bồi bổ Thận, điều trị kinh nguyệt không đều, âm hư, ho suyễn.

 

Thục địa được bào chế từ phần rễ câu Địa Hoàng. Địa Hoàng là cây thảo, cao 10-30cm, toàn cây có lông mềm. Lá dày, phiến lá hình trứng ngược, mép có răng cưa không đều, mặt dưới có gân nổi rõ, lá mọc vòng ở gốc. Hoa có màu tím sẫm, mọc thành chùm ở ngọn.

 

Đối với y học cổ truyền thục địa có các tác dụng

 

  • Tăng cường hệ miễn dịch

Trong thục địa có tinh chất ức chế miễn dịch tương tự như corticoid, nhưng lại không gây tác dụng phụ như loại thuốc kháng sinh này. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thục địa còn có lợi với tim mạch, gan, máu và có khả năng kháng viêm hiệu quả.

  • Giảm suy nhược cơ thể

Thục địa thường được dùng để bồi bổ cho người có thể trạng yếu, suy nhược cơ thể. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng máu còn thiếu, giúp lưu thông máu tốt hơn, từ đó sức khỏe được cải thiện nhanh chóng.

  • Điều hòa kinh nguyệt

Một tác dụng khác của thục địa chính là điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ hiểu quả. Ngoài ra, loại dược liệu này cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan tới sinh lý nam giới như xuất tinh sớm,…

  • Bổ thận

Loại thảo dược này được mệnh danh là thần dược trong việc điều trị các bệnh thận và đường huyết. Thục địa giúp giải độc, điều hòa đường huyết, bồi bổ thận. Ngoài ra, thục địa có tính hàn bởi vậy nó rất tốt cho những việc điều trị bệnh nhân bị táo bón.

 

Ngoài ra, Thục địa còn có tác dụng với y học hiện đại

  • Thục địa có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt với phụ nữ thời kỳ sau mãn kinh và người mắc bệnh loãng xương do tuổi già.
  • Tác dụng của thục địa trong chống viêm rất tốt.
  • Công dụng của thục địa trong việc tăng cường hệ miễn dịch cũng được đánh giá rất cao. Đặc biệt thục địa có khả năng ức chế miễn dịch mà không gây tổn thương thận như sử dụng corticoid.
  • Thục địa còn có tác dụng ổn định đường huyết, giúp đường huyết hạ từ từ.

 

Lưu ý khi sử dụng thục địa

Mặc dù thục địa có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý. Tuy nhiên khi sử dụng, mọi người cần chú ý những vấn đề như sau:

  • Không sử dụng thục địa cho người bệnh tiêu hóa kém, hay đau bụng, người bệnh tiêu chảy
  • Không sử dụng thục địa chung với bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, thông bạch, cửu bạch...
  • Bảo quản thục địa trong bình kín, tranh sâu bọ mối mọt
  • Nên mua thục địa tại các nơi uy tín. Những sản phẩm thục địa kém chất lượng sẽ không có tác dụng tốt hoặc hiệu quả không đủ để điều trị bệnh.

 

Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...