
Cùng tìm hiểu chi tiết về đẳng sâm- dược liệu tốt cho sức khỏe.
Giới thiệu sơ lược về Đẳng Sâm
Đẳng sâm có tên gọi khoa học Codonopsis. Tuy nhiên dược liệu đẳng sâm được biết đến như dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trên thế giới và mỗi quốc gia sẽ có những tên gọi khác nhau cho đẳng sâm, chẳng hạn như ở Trung Quốc đẳng sâm được gọi Dang Shen Giseng, Nauy gọi Cordonkilikke, Thuỵ điển gọi Fatigmans...
Tại Việt Nam, đẳng sâm cũng được gọi theo nhiều tên khác nhau như: đảng sâm, sâm ngọc linh, hồng đẳng sâm, sâm rừng...
Đẳng sâm thuộc loài cây thân cỏ, dây leo có thời gian sống khá lâu. Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên ở môi trường sống xung quanh của đẳng sâm mà thân cây có thể mọc lan dưới đất hay leo lên một vật hoặc một cây khác
Cây đẳng sâm được thu hoạch vào mùa đông, và dấu hiệu nhận biết bởi lá cây đã úa vàng và rụng lá nhiều. Hoặc có thể thu hoạch đẳng sâm vào thời điểm đầu xuân năm sau khi đó lá cây đẳng sâm chưa đâm chồi nảy lộc. Trong quá trình thu hoạch đẳng sâm, cần phải thực hiện đào cả rễ sâu trên 0.7 mét và không được làm trầy xước rễ cây. Sau khi thu hoạch rễ cây được mang về rửa sạch cát bụi, sau đó ủ một đêm hoặc có thể đồ đẳng sâm sao cho bốc hơi là được. Khi đẳng sâm mềm có thể bào mỏng từ 1 đến 2 ly rồi tẩm nước gừng để giảm bớt tính hàn hoặc sao qua trước khi sử dụng. Đẳng sâm được bảo quản bằng cách đậy kín để tránh ẩm, cần thoáng gió, khô ráo, tránh trường hợp đẳng sâm bị mốc vì vị thuốc đẳng sâm có tính thảo dược ngọt và dễ bị mối mọt.
Hồ sơ khoa học
Danh mục | Thông tin |
---|---|
Tên khoa học | Codonopsis pilosula (Đẳng sâm Bắc), Codonopsis javanica (Đẳng sâm Việt) |
Bộ phận dùng | Rễ đã phơi hoặc sấy khô |
Hoạt chất chính | Polysaccharides, Saponin (codonoposide), Alkaloid, Flavonoid |
Mức độ an toàn | Được coi là an toàn khi dùng đúng liều; ít độc tính; nên tránh dùng liều cao kéo dài |
Đẳng sâm
-
Tên: Đẳng sâm
-
Tác Dụng Cho da: chống lão hóa, dưỡng ẩm và phục hồi tế bào
-
Tác Dụng Cho cơ thể: Chữa các bệnh liên quan đến đại tiện
Lợi ích sức khỏe đã được chứng minh
Tăng cường miễn dịch & chống viêm
Theo tổng quan trên Frontiers in Pharmacology (2024), codonopsis polysaccharides (CPP) đã chứng minh khả năng giảm mạnh các cytokine viêm như TNF‑α, IL‑6 và IL‑1β trên tế bào và mô hình chuột, giúp tăng cường miễn dịch đồng thời giảm viêm hiệu quả.
Đẩy mạnh chức năng gan & chống oxy hóa
Một nghiên cứu trên mô hình chuột bị tổn thương gan do CCl₄ cho thấy CPP giúp tăng hoạt tính SOD, catalase, GSH, đồng thời giảm MDA – từ đó giúp bảo vệ cấu trúc tế bào gan khỏi stress oxy hóa.
Hỗ trợ tiêu hóa & phục hồi niêm mạc dạ dày
Tổng quan 2024 cho thấy đẳng sâm thường được dùng kết hợp trong các bài thuốc giúp chống viêm niêm mạc, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tiến triển từ viêm dạ dày mãn sang ung thư.
Tăng cường miễn dịch toàn diện
Một bài nghiên cứu gần đây (Foods, 2024) sử dụng codonopsis polysaccharide kết hợp nano-selenium trên chuột ung thư cho thấy: sau 2 tuần, khối u bị ức chế ~47 %, tế bào NK, T‑lymphocyte và đại thực bào hoạt động mạnh hơn, đồng thời tăng TNF‑α, IL‑2 và IFN‑γ.
Bảo vệ thần kinh – cải thiện trí nhớ
Nghiên cứu trên chuột dùng đẳng sâm cho thấy có khả năng cải thiện trí nhớ, giảm viêm thần kinh do ức chế TNF‑α/IL‑6 và đồng thời ổn định hệ vi sinh đường ruột – một nền tảng quan trọng của sức khỏe thần kinh.
Hỗ trợ điều hòa đường huyết & chống béo phì
Codonopsis polysaccharides đã chứng minh khả năng giảm MDA, tăng GSH/SOD, cải thiện tình trạng kháng insulin ở chuột ăn chế độ cao đường- mỡ
Cách sử dụng & liều dùng khuyến nghị
Dạng bào chế | Liều lượng tham khảo | Cách dùng phổ biến |
---|---|---|
Củ sấy khô | 6–15 g/ngày, sắc uống hoặc hầm | Sắc nước pha trà hoặc hầm chung với thịt gà, hạt sen |
Viên nang | Theo nhãn, thường 500mg–1g/ngày | Uống sau ăn để hấp thụ tốt hơn |
Dạng bột | Tương đương 2–5g củ khô/ngày | Pha nước ấm, thêm sinh tố hoặc cháo dưỡng nhẹ |
cao/ Tinh dầu | 2–4ml/lần, 2–3 lần/ngày | Pha với nước ấm hoặc mật ong, dùng trước bữa sáng/chiều |
Cách chọn Đẳng Sâm chất lượng
-
Nguồn gốc: Ưu tiên đẳng sâm trồng tại vùng núi cao như Hà Giang, Lào Cai hoặc nhập từ Cam Túc (Trung Quốc) – nơi nổi tiếng với đẳng sâm đạt chuẩn dược liệu.
-
Mùi vị: Thơm nhẹ, ngọt hậu. Không có mùi ẩm hay vị lạ.
-
Hình dáng: Củ khô chắc, màu vàng ngà, có nếp nhăn tự nhiên, không mốc, không vụn.
-
Hoạt chất: Nên chọn loại có kiểm định ≥1% tổng saponin- thành phần hoạt tính chính.
-
Bao bì: Đóng gói kỹ, có nhãn mác, mã vạch rõ, đạt chuẩn kiểm định như GMP hoặc ISO.
Một số bài thuốc sử dụng Đẳng Sâm
- Bài thuốc dưỡng khí, hư tỳ, kém ăn...
Sử dụng đẳng sâm kết hợp cùng các vị khác như mộc hương 80 gam, 160 gam hoàng kỳ, 160 gam long nhãn, 160 gam bạch truật, 160 gam hắc táo, 160 gam phục linh, 40 gam cam thảo, 40 gam đại táo, 16 gam đương quy, 16 gam viễn chí. Đem tất cả hỗn hợp các vị thuốc trên đi tán nhỏ rồi cho vào lọ thuỷ tinh đậy kín. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 9 gam và hoà tan với nước ấm và uống trước khi ăn hai tiếng. Bài thuốc này có thể mang lại hiệu quả giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi nếu sử dụng kiên trì và đều đặn.
- Bài thuốc tăng cường thể trạng cho người già yếu.
Sử dụng 40 gam đẳng sâm cùng với 12 gam đương quy, 12 gam long nhãn, 12 gam ngưu tất. Các nguyên liệu kể trên mang đi làm sạch và sắc thuốc để uống. Và để đạt hiệu quả tốt nhất của thuốc thì bạn nên sử dụng sau bữa ăn.
- Bài thuốc giúp ổn định đường ruột và hệ tiêu hoá.
Sử dụng 30 gam đẳng sâm, 30 gam thăng ma, 30 gam bạch truật, 30 gam sài hồ, 30 gam trần bì, 30 gam cam thảo, 100gr hoàng kỳ, 12 gam đại táo, 12 gam gừng tươi, 2 gam đương quy. Sử dụng các vị thuốc này đem đi sắc lấy nước uống. Hoặc có thể mang các vị thuốc này đi tán nhỏ thành bột và hoà với nước ấm mỗi khi sử dụng. Bài thuốc này nên sử dụng 18 gam mỗi ngày và chia làm hai lần sử dụng trước bữa ăn khoảng 2 giờ.
- Bài thuốc chữa mệt mỏi, cơ thể suy nhược, kém ăn.
Sử dụng 16 gam đẳng sâm, 8 gam bạch phục linh, 12 gam bạch truật, 4 gam cam thảo... Đem các vị thuốc này đi sắc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc có thể tán thành bột mịn và hoà tan với nước ấm khi sử dụng Một ngày dùng không quá 20 gam bột tán mịn.Một số phương thuốc kinh nghiệm hỗ trợ các tình trạng bệnh như ăn uống không tiêu, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, có thể dùng đẳng sâm, phục linh, bạch truật, thạch liên nhục, bạch biển đậu, cát cánh, sa nhân, dĩ mễ, cam thảo tán thành bột mịn và hoà tan với nước để uống. Hoặc sử dụng trị tử xung huyết cơ năng với đẳng sâm từ 30 đến 60 gam mỗi ngày được mang đi sắc lấy nước uống chia làm hai lần trong ngày, thực hiện trong 5 ngày của thời kỳ kinh nguyệt. Hoặc những người gầy suy kiệt có thể lấy 16 gam đẳng sâm, 12 gam hoài sơn, Ý dĩ, cam thảo, khoản đông hoa, xa tiền từ sắc nước uống hàng ngày và được chia thành 3 lần uống.
Đối tượng nên/ không nên dùng Đẳng sâm
Nên dùng:
-
Người hay mệt, suy nhược, cần bồi bổ sức khỏe.
-
Người mới ốm dậy, sức đề kháng kém.
-
Người ăn uống kém, tiêu hóa yếu.
-
Người lớn tuổi muốn tăng cường tim, não, hô hấp.
-
Người đang dùng thuốc Đông y (có hướng dẫn từ bác sĩ).
Cần thận trọng:
-
Phụ nữ mang thai, cho con bú (nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ).
-
Người đang dùng thuốc tây hoặc dược liệu họ hắc.
-
Người tự ý dùng quá liều, không theo chỉ dẫn.
-
Người nóng vội, muốn thấy tác dụng nhanh.
-
Người có bệnh nền nặng (gan, thận, huyết áp…) nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hỏi- Đáp nhanh (FAQ)
Q: Đẳng sâm có gây mất ngủ không?
A: Không. Tính ôn, không kích thích thần kinh nên không gây mất ngủ như nhân sâm.
Q: Có thể dùng lâu dài không?
A: Có. Dùng 1–2 tháng rồi nghỉ 1–2 tuần để cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Q: Người tiểu đường có dùng được không?
A: Có thể. Hỗ trợ ổn định đường huyết nhẹ, nên theo dõi nếu đang dùng thuốc.
Q: Khác gì với nhân sâm?
A: Đẳng sâm nhẹ hơn, ít gây nóng, giá mềm hơn – phù hợp người mới bắt đầu.
Fun Fact
Được mệnh danh là “nhân sâm bình dân” vì công dụng bổ khí dịu nhẹ, dễ dùng. Đẳng sâm khô khi nấu nở gấp 2–3 lần, thường nấu cháo, hầm gà hoặc pha trà. Từng được liệt kê là "thượng phẩm" trong Bản thảo cương mục – y thư cổ nổi tiếng Trung Hoa.
Nguồn tham khảo:
1. https://www.frontiersin.org/journals/pharmacology/articles/10.3389/fphar.2024.1415147/
2. https://www.mdpi.com/2304-8158/13/24/
3. https://www.frontiersin.org/journals/pharmacology/articles/10.3389/fphar.2024.1415147/