Giới thiệu sơ lược về Gừng
Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta để làm gia vị và làm thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 - 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 - 25% tinh dầu và 20 - 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol.
Tên tiếng việt, tên khoa học và tên tiếng anh
Tên khoa học: Zingiber officinale Rose
Tên tiếng việt: Gừng
Tên tiếng anh: Ginger
Gừng
-
Tên: Gừng, Ginger
-
Tác Dụng Lên Da: Chứa chất chống oxy hoá, ngăn lão hoá
-
Tác Dụng Cho cơ thể: Chữa các bệnh tim, thoái hoá...
-
Tác dụng phụ có thể: Ợ nóng, đầy hơi...
Tác dụng của Gừng
- Giảm đau nhức xương khớp
Trong thành phần của gừng có chất hoạt tính sinh học có khả năng ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây ra đau nhức, chứa gingerol giúp chống viêm, ức chế các chất chemokin, cytokin và các yếu tố gây viêm khác, từ đó giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động do viêm khớp gây ra.
- Làm dịu đau cơ bắp
Gừng sẽ không làm giảm đau cơ ngay tại chỗ, nhưng nó có thể làm dịu cơn đau theo thời gian. Trong một số nghiên cứu, những người bị đau cơ do vận động nhiều sau khi dùng gừng sẽ ít bị đau hơn vào ngày hôm sau so với những người không dùng.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, giảm chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Thường xuyên ăn gừng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt lượng đường máu sau bữa ăn, từ đó giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa và giữ cho hệ thống tiêu hoá luôn ở trong trạng thái tốt nhất, từ đó giúp giảm cảm giác bị chướng bụng, đầy hơi.
Gừng có tính kháng khuẩn, thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, sản sinh ra nhiều vi khuẩn có lợi trong ruột như E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella,.. vì vậy hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn gây viêm trong dạ dày.
Trong gừng cũng chứa một số hợp chất quan trọng giúp cải thiện sự hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác.
-
Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu đã chỉ ra 1 số hợp chất có trong gừng có thể làm giảm hoạt động của tế bào gây thay đổi DNA, hình thành khối u, làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hoá trị và xạ trị.
- Bảo vệ chống lại bệnh tật
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, các hợp chất ngăn ngừa căng thẳng và tổn thương DNA của cơ thể. Chúng có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim và các bệnh về phổi.
- Giảm đau do co thắt khi tới kỳ kinh nguyệt
Chứng co thắt kinh nguyệt xảy ra do tăng nồng độ hormone prostaglandin trong cơ thể. Đây là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau, co thắt và sốt khi tới kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Trong gừng có tác dụng hạ thấp mức prostaglandin từ đó giúp làm giảm đau và giảm co thắt do kinh nguyệt, vì vậy có thể uống nước gừng ấm là phương pháp hữu hiệu giúp giảm đau nhanh chóng.
Trong 1 khảo sát, những phụ nữ dùng 1.500 mg bột gừng mỗi ngày một lần trong 3 ngày trong chu kỳ của họ sẽ cảm thấy ít đau hơn những phụ nữ không dùng.
- Bảo vệ răng miệng
Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miêng luôn khỏe mạnh. Các hợp chất hoạt tính trong gừng được gọi là gingerols ngăn vi khuẩn miệng phát triển. Những vi khuẩn này chính là những vi khuẩn có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer:
Gừng làm chậm tình trạng chết của tế bào não, cung cấp các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tổn thương oxy hóa các tế bào, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Gừng cũng có tác dụng giúp chống lại chứng suy giảm nhận thức thường xảy ra với người cao tuổi.
- Cải thiện độ nhạy insulin
Nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng đã giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói.
- Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn
Khi cơ thể nôn nao hay buồn nôn do uống rượu, nên uống 1 cốc trà gừng ấm sẽ giúp tốt hơn chỉ trong thời gian ngắn.
Cách sử dụng Gừng đạt lợi ít tốt nhất
Có thể sử dụng gừng với nhiều cách khác nhau để tốt cho sức khỏe, trong đó có 2 cách đơn giản nhất dưới đây:
- Giã nát gừng tươi, cho vào nước sôi. Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy.
- Ủ cùng 5-6 lát gừng với nước nóng mỏng vào trong bình, sử dụng uống trong ngày.
Lưu ý / Tác dụng phụ
Như với bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung nào, gừng có thể tương tác kém với các loại thuốc khác mà bạn dùng. Các tác dụng phụ từ gừng rất hiếm nhưng có thể bao gồm những điều sau nếu tiêu thụ gừng quá mức:
- Ợ nóng
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Bỏng miệng
Lưu ý không tiêu thụ quá 4 gam gừng/ngày dưới mọi hình thức. Những người bị bệnh tim, tiểu đường và sỏi mật đặc biệt nên được sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng gừng như một chất bổ sung. Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc sắp phẫu thuật.