Giới thiệu sơ lược về Hà Thủ Đô Đỏ
Hà thủ ô thuộc nhóm cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây hà thủ ô quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân cây có màu xanh tía, nhẵn, có vân và cây có rễ phình thành củ.
Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang sơ ở các tỉnh miền núi phía bắc, tập trung chủ yếu như Lai Châu, Sơn Lan, Hà Giang, Lào Cai... Tuy nhiên, hiện nay cây hà thủ ô đỏ cũng được trồng nhiều ở khu vực phía Nam, đặc biệt cây phát triển khá tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định...
Theo đông y, củ hà thủ ô đặc biệt hà thủ ô đỏ có vị đắng ngọt, chát, và có tính hơi ôn. Vị đắng của hà thủ ô liên quan đến lạnh, còn vị chát của hà thủ ô liên quan đến táo sáp khi đó mới có thể dẫn đến đại tiện đi nhiều lần, phân vừa táo vừa nát. Và các chuyên gia cho rằng tình trạng này xảy ra do tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, hà thủ ô sử dụng trong đông y sẽ thường được chế biến sẵn.
Hà thủ ô đỏ được rửa sạch và cạo sạch vỏ bên ngoài. Sau đó, đem hà thủ ô đi ngâm với nước gạo trong khoảng thời gian 24 giờ. Tiếp theo, mang hà thủ ô đi thái miếng đồng thời loại bỏ lõi đi, và sử dụng hà thủ ô này chưng cách thuỷ với nước đậu đen theo hàm lượng cứ 1kg hà thủ ô sẽ chưng với khoảng 100 - 300 gam đậu đen. Chưng liên tục và nước nấu trong nồi được chưng tới 9 lần thì được xem tốt nhất. Quá trình chưng thực chất giúp làm giảm bớt độc tính, tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận dễ dàng hơn.
Theo tây y thành phần các hợp chất trong hà thủ ô sống thường bao gồm: 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất antraqinon tự do; 0,805% các antraglycozid. Hà thủ ô sau khi được chế biến theo cách trên, thì thành phần dược liệu còn lại bao gồm: 3,8% tanin; 0,113% dẫn chất antraqinon tự do; 0,25% các antraglycozid và nhiều hợp chất khác
Tên khoa học, tên tiếng anh
Tên tiếng anh: radix polygoni multiflori
Tên khoa học: Fallopia multiflora (thunb) Haraldson
Tên gọi khác: Hà thủ đô đỏ
Hà thủ đô đỏ
-
Tên: Hà thủ đô đỏ
-
Tác Dụng Lên Da: Chống viêm chống oxy hoá
-
Tác Dụng Cho cơ thể: Nhuận tràng, bổ can thận
Tác dụng của Hà Thủ Đô Đỏ
- Nhuận tràng
Làm tăng nhu động ruột do các thành phần anthranoid, do đó làm xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Hà thủ ô được dùng trong các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
- Bổ can thận
Dịch nước sắc của Hà Thủ Ô đỏ chế, liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận, âm hư, gây đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương, tiểu đường, tăng mỡ máu và nhất là những trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol. Tác dụng này chỉ có ở Hà Thủ Ô chế.
- Tác dụng bổ thần kinh
Lexitin trong Hà thủ ô còn có tác dụng làm cường tim ếch cô lập, giúp tạo hồng cầu tốt hơn. phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm,
- Ức chế trực khuẩn lao
Nước sắc Hà Thủ Ô đỏ có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.
- Chống oxy hóa
Dịch chiết cồn Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng hạ cholesterol đối với chuột cống, liều 1,5g/ml(nước sắc). Hà Thủ Ô đỏ còn có tác dụng chống oxy hóa.
- Chữa tóc bạc sớm
Hà Thủ Ô đỏ là vị thuốc bổ huyết. Do vậy, những người tóc bạc sớm cholesterol tăng, dùng rất tốt.
Một số cách dùng
Hà Thủ Ô sau chế, có màu nâu tím, thể chất giòn. Nhấm ngậm bùi, hầu như hết vị chát. Và chỉ sau chế, mới có thể dùng làm thuốc uống trong được.
Cách chưng Hà thủ ô đỏ
Người ta còn chế Hà Thủ Ô với rượu bằng cách chưng hoặc đồ: 1kg Hà Thủ Ô trộn đều với 0,2 – 0,25 lít rượu trắng. Ủ cho ngấm đều rồi đồ chín, phơi khô. Hoặc đem Hà Thủ Ô, cùng nấu với nước cháo và đậu đen trong 2 giờ, sau tiếp tục đồ 2 giờ nữa. Rồi dùng nước nồi đáy, tẩm phơi đến hết và khô giòn. Trong điều trị người ta còn chế bằng nhiều cách khác nữa, như nấu Hà Thủ Ô với đậu đen và gừng, hoặc Hà Thủ Ô với cam thảo, đậu đen hoặc Hà Thủ Ô với thục địa. Việc chế biến các phụ liệu khác nhau như vậy, không ngoài mục đích làm tăng thêm tác dụng bổ huyết, bổ thận của vị thuốc.
Những lưu ý khi dùng Hà Thủ Ô đỏ
Trong vị thuốc Hà Thủ Ô đỏ có hai thành phần chính: các anthranoid có tác dụng gây tăng nhu cầu động ruột và gây tiêu chảy. Thành phần thứ hai là tannin, lại có tác dụng làm se ruột, gây táo bón. Như vậy, hai thành phần này luôn có tác dụng đối lập nhau. Vì thế, để dùng được tốt vị Hà Thủ Ô đỏ, người ta phải chú ý đến chế biến vị thuốc này, loại hết phần tannin, để không bị táo bón, bằng cách ngâm với nước vo gạo, và chế biến với các phụ liệu nói trên. Nếu việc chế biến không đạt yêu cầu, sẽ xảy ra hiện tượng vừa bị táo, lại vừa lỏng phân. Và dĩ nhiên, kết quả điều trị sẽ không đạt yêu cầu.