Giới thiệu sơ lược về Tinh dầu hoa oải hương
Cây oải hương là loại cây bụi thường niên có mùi thơm nồng, có nguồn gốc ở miền Bắc châu Phi và vùng Địa Trung Hải. Tên khoa học là Lavendula, xuất phát từ tiếng Latin lavare, có nghĩa là rửa (hay tắm).
Ngày nay, cây oải hương có mặt ở rất nhiều nơi trên thế giới và được trồng để sản xuất tinh dầu, lấy hoa. Tinh dầu hoa oải hương được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm và dùng làm thảo dược. Loại tinh dầu này gây độc khi nuốt phải.
Tên tiếng việt, tên khoa học và tên tiếng anh
Tên khoa học: Lavandula angustifolia
Tên tiếng việt: Hoa oải hương
Tên tiếng anh: Lavender
Hoa oải hương
-
Tên: Hoa oải hương
-
Tác Dụng Lên Da: Chữa chàm, cháy nắng
-
Tác Dụng Cho cơ thể: Thư giản, tránh sự căng thẳng, giảm đau, giảm viêm
Tác dụng của Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương có nhiều công dụng đối với sức khỏe và sắc đẹp như:
- Giúp thư giãn, tránh căng thẳng và cải thiện tâm trạng
Tinh dầu hoa oải hương giúp tinh thần được bình tĩnh, giải tỏa căng thẳng và cơ thể thư giãn là một trong những công dụng rất nổi bật của tinh dầu oải hương.
Cách sử dụng tinh dầu oải hương để giúp bạn thư giãn và cải thiện tâm trạng là nhỏ từ 2 đến 3 giọt tinh dầu vào trong lòng bàn tay, sau đó đưa lên mũi hít thật sâu. Hương thơm sẽ tác động trực tiếp đến nơi cảm nhận mùi của bạn và truyền tín hiệu tới nào, giúp bạn có thể giữ được bình tĩnh. Rồi sau đó có thể bôi tinh dầu oải hương lên cổ tay, vùng cổ,...để cảm nhận được mùi thơm.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng để xông loại tinh dầu này, rồi nằm thư giãn để giảm căng thẳng mệt mỏi.
- Tinh dầu oải hương giúp ngủ ngon hơn và cải thiện giấc ngủ
Hầu hết các loại tinh dầu có hương thơm đều có thể được dùng trong liệu pháp mùi hương để cải thiện giấc ngủ. Tinh dầu oải hương có tính năng vô cùng tuyệt vời trong việc cải thiện giấc ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn mỗi đêm. Nếu như bạn đang gặp phải những vấn đề về giấc ngủ, thì tinh dầu oải hương là một lựa chọn để giúp bạn vừa có thể thư giãn, thoải mái, giảm bớt căng thẳng và ngủ ngon hơn.
Cách sử dụng: Có thể dùng các loại máy để khuếch tán tinh dầu trong phòng ngủ hoặc bôi trực tiếp tinh dầu này lên những vùng mà bạn có thể ngửi được như trên áo, trên cổ, vùng thái dương, thậm chí trong chăn hay gối.
- Tác dụng giảm đau và giảm viêm
Nhiều người dùng tinh dầu oải hương nguyên chất để bôi trực tiếp lên các vết thương do chấn thương như bong gân, vết thương hở, bầm tím; vết ong đốt, côn trùng cắn hay cả tình trạng đau răng; đau dây thần kinh; đau đầu cũng có thể mang lại hiệu quả giảm đau.
Những vết thương hở hay ong đốt bôi trực tiếp tinh dầu này giúp vết thương bớt sưng, nhanh chóng lành vết thương và giảm đau nhức.
Tình trạng đau dây thần kinh hay đau đầu có thể dùng tinh dầu này massage lên vùng đau, vừa giúp giảm đau lại giúp thư giãn, giảm căng thẳng do đau hay áp lực công việc gây ra.
- Xua đuổi côn trùng như muỗi
Ngoài việc bôi trực tiếp giúp giảm sưng do muỗi cắn mà tinh dầu này còn có thể làm muỗi tránh xa bạn hoặc xua muỗi ra khỏi không gian phòng của bạn. Có thể bôi trực tiếp lên da hay quần áo khi ra khỏi nhà để tránh muỗi đốt hoặc dùng máy xông tinh dầu trong phòng để đuổi muỗi.
- Cải thiện một số vấn đề liên quan đến da và tóc
Một số loại thuốc bôi ngoài da có sử dụng dầu hoa oải hương có tác dụng trong việc điều trị rụng tóc từng mảng, trị gàu trên da đầu. Ngoài ra, dùng được thoa trên da, thấy có những tác dụng tích cực trong việc chữa bệnh chàm (eczema), mụn nhọt, cháy nắng và tình trạng hăm ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không nên dùng cho trẻ nhỏ vì nó có thể sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ em nam.
Cách sử dụng đó là bôi trực tiếp lên vùng da đầu hay vùng da cần trị liệu hoặc dùng loại tinh dầu này pha với nước để gội đầu hay tắm.
Một số các nghiên cứu một thành phần được chiết xuất từ loại tinh dầu này và một số tinh dầu khác có vai trò trong việc dự phòng và điều trị ung thư. Tuy nhiên, hiện vẫn đang được nghiên cứu chứ có bằng chứng cụ thể.
Cách sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Xông hương: Nhỏ 2 – 5 giọt tinh dầu vão dĩa có chứa nước nóng.
Massage: Phối trộn 1 tinh dầu nguyên chất với 30 dầu nền (dầu dừa, jojoba…)
Tắm: Nhỏ 5-10 tinh dầu vào bồn tắm, ngâm mình khoảng 15 – 20 phút.
Xông hơi: Nhỏ 2 – 5 giọt vào chậu nước nóng.
Lưu ý / Tác dụng phụ
Tinh dầu oải hương có thể được dùng rất phổ biến, nhưng để tránh việc sử dụng không đúng mang lại một số tác dụng phụ thì cần lưu ý điều sau:
- Không được nuốt trực tiếp tinh dầu oải hương vì nó có thể gây độc. Dạng chế duy nhất có thể dùng là trà oải hương, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như táo bón, đau đầu và tăng cảm giác thèm ăn.
- Dù là thảo dược nhưng với một số người khi thoa lên da đôi khi có thể gây kích ứng. Cho nên, trước khi dùng cần thử trước một lượng nhỏ trên da xem có bị kích ứng hay không, đặc biệt với những người hay bị kích ứng da.
- Sử dụng các sản phẩm có chứa tinh dầu hoa oải hương trên da có thể không an toàn cho trẻ em chưa đến tuổi dậy thì. Nguyên nhân là vì loại tinh dầu này có thể ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể của trẻ và có thể dẫn đến sự tăng phát triển mô vú bất thường ở các bé trai.
- Thận trọng dùng khi mang thai hay cho con bú.
- Bạn có thai hoặc cho con bú, cơ địa dị ứng hay có tình trạng bệnh toàn thân khác nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.
- Tinh dầu này có thể làm tăng tác dụng an thần, nên nếu bạn đang dùng các loại thuốc có tác dụng an thần cũng lên chú ý. Vì nó có thể gây tình trạng buồn ngủ quá mức.