Hoài Sơn: Công dụng, tác dụng và các bài thuốc

16/08/2022

Giới thiệu sơ lược về Hoài Sơn

 

Hoài sơn, sơn dược hay dân dã hơn được gọi là khoai mài, củ màiSơn dược thuộc họ củ nâu. Điều thú vị là hoài sơn (Rhizoma Dioscoreae) là thân rễ của cây củ mài Dioscoreae persimilis. Sơn dược được ghi danh đầu bảng ở trong “Thần nông bản thảo”. Vị ngọt mà không lạnh bụng. Thường sử dụng trong chấn thương, thuốc bổ khi cơ thể hư nhược, tăng sức cơ bắp, chống đói và kéo dài tuổi thọ. Sơn dược được dùng như một loại thực phẩm chính và nó cũng là một loại thuốc bổ quan trọng trong Y Học Cổ Truyền.

 

 

Hoài sơn dược liệu thường mọc hoang ở các vùng rừng miền núi phía Bắc. Nhân dân thường sẽ đào củ mài về cạo sạch vỏ, luộc, xào hoặc nấu canh ăn. Ngày nay, do nhu cầu dược liệu nên cây được trồng nhiều ở đồng bằng để làm thuốc. Thuộc họ dây leo quấn, thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng mét, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám và thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu và màu vàng. Để làm thuốc, bà con đào củ vào mùa hè, thu khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, rồi gọt vỏ phơi sấy cho đến khô.

 

Hoài Sơn có chứa protid 6.75%, glucide 63.25%, chất nhầy 2 – 2.8%, lipid 0.45%, choline, allantoin, dioscin, sapotoxin, dopamine, d-abscinin,...

 

Tên khoa học, tên tiếng anh

Tên tiếng anh:  Rhizoma Dioscoreae

Tên khoa học:  Rhizoma Dioscoreae

Tên gọi khác: Hoài Sơn, củ mài

 

tóm tắt nhanh

Hoài Sơn

  • Tên: Hoài Sơn

  • Tác Dụng Lên Da:   Chống viêm chống oxy hoá

  • Tác Dụng Cho cơ thểNhuận tràng, bổ can thận

Tác dụng của Hoài Sơn

 

Theo Y Học Cổ Truyền, hoài sơn vị ngọt, tính bình, tác dụng củ mài hoài sơn là bổ tỳ vị, ích tâm phế và bổ thận. Thường được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát, thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm,...

 

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy được trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, dược liệu này còn có thêm các thành phần khác, chẳng hạn như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và các nguyên tố vi lượng khác.

 

Hoài sơn được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc thảo dược hoặc thực phẩm có lợi ích cho sức khỏe tiềm năng. Các thành phần chính của Hoài sơn được biết đến là saponin, sapogenin, tinh bột, dẫn xuất purine và chất nhầy. Chiết xuất Hoài sơn với liều 900 mg trên một ngày kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu.

 

Một số tác dụng dược lý của củ hoài sơn:

 

  • Tác dụng của hoài sơn dược liệu đối với bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng phổ biến nhất liên quan tới bệnh thần kinh ngoại biên. Đây là dạng tổn thương thần kinh phổ biến nhất. Nguyên nhân là do bệnh hoặc chấn thương dây thần kinh hoặc do tác dụng phụ của bệnh hệ thống. Tác dụng bảo vệ của chiết xuất sơn dược chống lại bệnh thần kinh đái tháo đường. Được thể hiện bằng cách kích hoạt yếu tố tăng trưởng thần kinh (NGF).

Yếu tố tăng trưởng thần kinh lại rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì kiểu hình của các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh ngoại biên. Điều trị liệt mặt kết hợp châm cứu và chiết xuất hoài sơn có hiệu quả sau 10 - 15 ngày.

 

  • Đối với tình trạng mất xương sau mãn kinh

Estrogen, bisphosphonates, hormone tuyến cận giáp (PTH) sử dụng để ngăn ngừa tình trạng mất xương sau mãn kinh. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy việc điều trị lâu dài với những thuốc này có khả năng gây ra phản ứng bất lợi. Như vậy làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng và nội mạc tử cung, rối loạn hệ thống thần kinh và huyết khối tĩnh mạch. Dùng để hỗ trợ các triệu chứng về xương trong một thời gian dài ở Trung Quốc. Dịch chiết hoài sơn có thể ức chế loãng xương do mất buồng trứng. Cơ chế cho tác dụng chống loãng xương này nằm ở tác dụng ức chế đồng bộ đối với cả quá trình tạo xương và tái hấp thu xương.

 

  • Nguồn bổ sung estrogen

Hoài sơn với hoạt chất là adenosine và arbutin, có tác dụng giống estrogen. Cơ chế đóng vai trò trong các hiệu ứng giống như estrogen. Chủ yếu được điều hòa bởi các thụ thể estrogen ERα, ERβ và GPR30. Adenosine chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ER α và Erβ. Arbutin chủ yếu được trung gian bởi các thụ thể estrogen ERβ và GPR30.

 

  • Đái tháo đường

Thúc đẩy giải phóng GLP-1 và cải thiện chức năng của các tế bào β duy trì mức insulin. Ngoài ra, Sơn dược còn có khả năng giảm glucose bằng cách tăng tổng hợp glycogen ở gan. Hơn nữa, Tiến sĩ Shi Jinmo, một bác sĩ hiện đại nổi tiếng, đã đề xuất cặp thuốc hạ đường huyết nổi tiếng là Hoài sơn và Hoàng kỳ.

 

  • Điều hòa miễn dịch

Hoạt động điều hòa miễn dịch của glycoprotein (DOT) cũng là một trong những tác dụng dược lý đáng kể. DOT có thể cải thiện khả năng miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và hệ thống thực bào. DOT làm tăng sản xuất TNF-a, interleukin-6, nitric oxide và tăng cường chức năng đại thực bào. Hơn nữa, DOT kích thích tăng các chất xúc tác biểu hiện protein P65 trong đại thực bào phúc mạc.

Kết hợp lại với nhau, cho thấy DOT được sử dụng như một chất kích thích miễn dịch. Thực hiện hoạt động điều hòa miễn dịch của nó thông qua các kinase protein. Các kinase protein được hoạt hóa bằng mitogen và đường dẫn tín hiệu NF-B.

 

 

Liều dùng, lưu ý khi sử dụng hoài sơn

 

  • Liều dùng thông thường của hoài sơn là bao nhiêu?

Mỗi ngày thường uống 10–20g, dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột. Vị thuốc này hay được dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Hoài sơn với quả giun, hạt keo, ý dĩ có tác dụng chữa cam sài, gầy yếu, bụng ỏng đít beo (bụng có giun), kém ăn nôn trớ ở trẻ em.

 

  • Lưu ý, thận trọng khi dùng hoài sơn

Để sử dụng hoài sơn một cách an toàn và có hiệu quả, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín. Một số thuốc, thực phẩm chức năng hay thảo dược khác mà bạn đang dùng có thể gây ra những tương tác không mong muốn với dược liệu này. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.

 

  • Mức độ an toàn của hoài sơn

Chưa có đầy đủ thông tin về việc sử dụng hoài sơn trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi dùng thảo dược này.

 

  • Tương tác có thể xảy ra với hoài sơn

Hoài sơn có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc trước khi muốn dùng bất kỳ loại dược liệu nào.

 

Một số bài thuốc có hoài sơn

 

  • Chữa tỳ vị hư nhược, ăn ít, tiểu nhiều, tiêu chảy lâu ngày không khỏi

Hoài sơn, đảng sâm, bạch truật (sao) mỗi vị 10g. Tất cả đem sắc nước uống. Bạn cũng có thể dùng hoài sơn nấu cháo với gạo ăn vào mỗi buổi sáng.

 

  • Chữa đau đầu, chóng mặt, chân tay lạnh, đau mình mẩy, ăn uống kém

Hoài sơn 60g, ngũ vị tử 180g, nhục thung dung 12g, đỗ trọng (sao) 90g, thỏ ty tử 90g, thần phục 30g, ba kích, thục địa, ngưu tất, trạch tả, xích thạch chỉ mỗi vị 30g. Tất cả đem nghiền thành bột, trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống 20–30 viên.

 

  • Thuốc kiện tỳ tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu

Hoài sơn (sao) 60g, phục linh 45g, bạch biển đậu (sao) 45g, sơn tra 45g, mạch nha 45g, thần khúc 45g, đương quy 45g, bạch truật (sao) 30g, trần bì 30g, sử quân tử 30g, hoàng liên 20g, cam thảo 20g. Tất cả tán bột, rây mịn, trộn với mật làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống khoảng 3g, ngày uống 2–3 lần.

 

  • Chữa di mộng tinh

Hoài sơn, quả chốc xôi (sao vàng), sắc uống.

 

  • Chữa đái tháo đường

Hoài sơn 180g, liên tử 90g, phục linh 400g, ngũ vị tử 350g, thỏ ty tử 300g. Tất cả nghiền thành bột, rây mịn, thêm rượu trộn với hồ làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 50 viên với nước cơm.

 

  • Chữa suy dinh dưỡng trẻ em kèm theo tiêu chảy

Hoài sơn 100g, phòng đảng sâm 50g (hoặc bố chính sâm 50g), ý dĩ 100g, bạch truật 50g, mạch nha 100g, hạt cau 25g, vỏ quýt 25g. Tất cả sao vàng, tán thành bột mịn, trộn đều, mỗi ngày ăn 16–20g bột.

 

Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...