Homosalate Là Gì?
Homosalate là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm hóa chất salicylat, một ester tạo thành từ acid salicylic và 3,3,5-trimethylcyclohexanol, một dẫn xuất của cyclohexanol. Đồng thời, đây còn là một trong những thành phần được biết đến phổ biến nhất trong kem chống nắng hóa học, giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách hấp thụ tia UV và chuyển hóa nó thành nhiệt để không thể gây tổn thương DNA cho các tế bào da. Trên thực tế, nó được tìm thấy trong gần một nửa số kem chống nắng bán trên thị trường.
Cơ chế hoạt động của Homosalate và của bất kỳ loại kem chống nắng hóa học nào phụ thuộc vào việc nó được hấp thụ vào da (khác với kem chống nắng vật lý, nằm trên cùng của da). Chính sự hấp thụ vào cơ thể đã kích động cuộc nói chuyện về sự an toàn của những thành phần này.
Homosalate
- Loại thành phần: Kem chống nắng hóa học.
- Tác dụng chính: Hấp thụ tia UV, đặc biệt là tia UVB, để ngăn ngừa tổn thương DNA của tế bào da (nguyên nhân gây ung thư da).
- Dùng cho ai: Mọi người đều nên sử dụng kem chống nắng hàng ngày; tuy nhiên, những người có làn da nhạy cảm có thể phù hợp hơn với kem chống nắng gốc khoáng.
- Liều lượng dùng: Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng có homosalate, nó có thể và nên được sử dụng hàng ngày và thậm chí thoa lại sau hai giờ để da được bảo vệ tối đa.
- Dễ kết hợp với: Nó luôn được kết hợp với các loại kem chống nắng hóa học khác như avobenzone, octinoxate và octisalate để đảm bảo khả năng che phủ tia UV phổ rộng một cách hoàn hảo.
- Không nên kết hợp với: Không có bất kỳ thành phần cụ thể nào được biết là phản ứng xấu với homosalate, nhưng nó và các loại kem chống nắng hóa học khác có thể gây kích ứng da cho một số người.
Lợi Ích Của Homosalate
Các thành phần chống nắng hóa học đều hoạt động theo cùng một cách. Sự khác biệt là khả năng chúng có thể hấp thụ và bảo vệ chống lại các tia UV như thế nào.
- Khả năng chống lại tia UVB: Homosalate là một chất chống tia UVB, bảo vệ chống lại tác hại của tia UV gây ung thư da. Nhưng vì nó có chỉ số SPF 4,3 (nồng độ 10%) nên hiệu quả chống lại tia UVA rất hạn chế, do vậy, nó thường được kết hợp với các thành phần chống nắng khác để da được bảo vệ một cách tối đa.
- Thành phần kem chống nắng phổ rộng: Đây là sự kết hợp của các thành phần chống nắng hóa học, một số chất hoạt động chống lại tia UVA và một số hoạt động chống lại tia UVB, từ đó sẽ cung cấp một phạm vi bảo vệ lớn hơn để kem chống nắng có thể được gọi là "phổ rộng".
Cách Sử Dụng
Những thành phần hóa học trong kem chống nắng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương DNA và ung thư da, và không có tác dụng phụ nào được biết đến đối với con người. Kem chống nắng đã được sử dụng trong thời gian dài, vì vậy, thay vì lo lắng những vấn đề xung quanh thành phần thì chúng ta nên để ý đến mối đe dọa trực tiếp là tia UV và khả năng gây ung thư da của chúng.
Bất kỳ rủi ro nào khi sử dụng kem chống nắng hóa học sẽ ít hơn so với việc không sử dụng kem chống nắng. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, hãy chuyển sử dụng các chất hóa học khác qua chọn các công thức khoáng chất. Dù bằng cách nào, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng một công thức kem chống nắng phổ rộng với ít nhất là SPF30 và thoa lại sau hai giờ.
Khi mua kem chống nắng chứa Homosalate, bạn nên để ý đến nồng độ của nó (tối đa 15% ở Mỹ và 10% ở EU) và các chất đầu bảng thành phần cũng như chọn mua các sản phẩm uy tín để có được sự bảo vệ cho da và chống nắng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc loại kem chống nắng phù hợp với làn da cũng cực kỳ quan trọng.
Tên Gọi Khác
Homosalate còn được biết đến với tên gọi Homomethylsalicylate.
Tác Dụng Phụ
Kích ứng da và / hoặc các phản ứng dị ứng với homosalate là tác dụng phụ lớn nhất, đây cũng là điều xảy ra đối với bất kỳ thành phần chống nắng hóa học nào. Theo nguyên tắc chung, đó là lý do tại sao các công thức dựa trên khoáng chất thường được khuyên dùng cho da nhạy cảm.
Có một vào lời đồn cho rằng việc sử dụng kem chống nắng có liên quan tới bệnh ung thư, nhưng theo các chuyên gia da liễu, nó không đáng lo như vậy. FDA hiện đang điều tra homosalate và các thành phần chống nắng hóa học hoạt tính khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các hóa chất này được hấp thụ qua da và có thể được phát hiện trong máu. Tuy nhiên, không có bất kỳ nghiên cứu nào trên người cho thấy tác dụng phụ nào từ sự hấp thụ này. Có một số lo ngại về việc homosalate là một chất gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này đều được thực hiện trong ống nghiệm và không có dữ liệu chính xác, vẫn cần thêm những nghiên cứu để chứng minh được rõ hơn công dụng và tác dụng phụ của nó.