Isoparaffin Là Gì?
Isoparaffin là một chuỗi nhánh của hydrocacbon no thuộc nhóm alkan có nguồn gốc từ dầu mỏ. Hay dễ hiểu hơn, đó là một loại dầu khoáng có nguồn gốc từ dầu mỏ. Trong mỹ phẩm và chăm sóc da, isoparaffin thường được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, sản phẩm dành cho môi, kem nền, tẩy trang, sữa rửa mặt, chất khử mùi. Nó có trong nhiều sản phẩm như vậy vì Isoparafin được sử dụng như một chất làm mềm tạo cảm giác da trông mịn màng hơn và vì nó cũng đem đến lợi ích cho kết cấu công thức. Isoparaffin là một chất tăng cường kết cấu có thể giúp tạo ra các công thức kem đặc mà không gây cảm giác nhờn dính trên da.
Một đặc tính khác của Isoparaffin khiến nó trở nên phổ biến trong thế giới chăm sóc da đó là: do chỉ được tạo thành từ các nguyên tử hydro và carbon và nó khá “trơ” về mặt hóa học nên có hoạt tính sinh học rất kém. Vì vậy, nó có thể kết hợp độc đáo với hầu hết các thành phần khác.
Isoparaffin
- Loại thành phần: Chất làm mềm.
- Tác dụng chính: Isoparrafin làm cho da mềm mại và mịn màng hơn, bằng cách giúp củng cố hàng rào bảo vệ da và hình thành một lớp màng nửa kín trên da để ngăn ngừa mất độ ẩm.
- Dùng cho ai: Isoparaffin là một thành phần đặc biệt nên được lựa chọn cho những người có làn da khô, bong tróc.
- Liều lượng dùng: Hàng ngày.
- Dễ kết hợp với: Isoparaffin có thể kết hợp tốt với nhiều thành phần.
- Không nên kết hợp với: Không có thành phần nào tương tác xấu với isoparaffin.
Lợi Ích Của Isoparaffin
Tất cả những lợi ích của isoparaffin đều phụ thuộc vào đặc tính làm mềm và bán che phủ.
- Làm mềm da: Isoparaffin giúp sửa chữa hàng rào bảo vệ da bằng cách lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào hay các tế bào bong tróc, được giữ với nhau bởi một ma trận lipid.
- Giữ cho hàng rào bảo vệ da mạnh mẽ: Hãy coi những tế bào này như những viên gạch và ma trận lipid đó như vữa, isoparaffin và các chất làm mềm khác giúp lấp đầy các vết nứt trên lớp vữa đó để giữ cho hàng rào bảo vệ da luôn chắc khỏe, nguyên vẹn. Và một hàng rào bảo vệ da mạnh mẽ là điều cần thiết để ngăn chặn các chất gây kích ứng tiềm ẩn xâm nhập vào da và độ ẩm tự nhiên thoát ra ngoài.
- Ngăn ngừa mất độ ẩm: Isoparaffin giống với các thành phần khác giúp ngăn thoát ẩm, như dầu khoáng và lanolin. Các phân tử này quá lớn để có thể thâm nhập sâu vào da nhưng thay vào đó nằm trên lớp sừng, lớp trên cùng của da, nơi chúng tạo ra một lớp màng hoặc lớp niêm phong khóa ẩm.
- Cảm giác không bí rít: Isoparaffin không gây cảm giác nhờn hay bí rít như các thành phần gây tắc nặng hơn khác. Do đó, nó thường được thêm vào các loại kem dưỡng và kem có kết cấu đặc, để giúp chúng tạo cảm giác nhẹ mướt, không nhờn hoặc dính.
Cách Sử Dụng
Isoparaffin rất phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và chứa một lượng nhỏ trong đó. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị mụn trứng cá, hãy dành thời gian đọc bảng thành phần của sản phẩm bạn định mua và tránh hoặc hạn chế sử dụng sản phẩm chứa isoparaffinbạn nhiều nhất có thể.
Mặt khác, nếu bạn có làn da khô và bong tróc, thì thành phần này là dành cho bạn. Nhưng nhìn chung, hầu hết chúng ta có thể coi đây là một thành phần thuộc loại trung tính hơn bất cứ thành phần nào. Đây không phải là thành phần bạn cần bận tâm và cũng không phải là thành phần bạn cần tránh.
Tên Gọi Khác
Các thành phần Isoparaffin thường được tìm thấy trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là C13-14 Isoparaffin, Isododecane và Isohexadecane.
Tác Dụng Phụ
Mặc dù nó được coi là một thành phần không gây kích ứng, một số trường hợp dị ứng da vẫn có thể liên quan đến isoparaffin. Đặc biệt là những bạn có làn da nhạy cảm có thể không nên dùng. Bản thân isoparaffin là một thành phần không gây mụn, nhưng bạn vẫn nên tránh dùng nó nếu bạn có làn da dầu hoặc dễ bị mụn trứng cá. Cũng giống như các thành phần tương tự có đặc tính bí khác, nó không dễ bị phá vỡ và có khả năng sẽ giữ lại dầu và vi khuẩn trong da. Nếu bạn nghi ngờ, hãy thử miếng dán test áp bì bất kỳ sản phẩm hoặc thành phần mới nào phần bên cánh tay bạn trong vài ngày luôn là điều nên làm trước khi đắp lên mặt.
Nhưng nói chung, các chuyên gia da liễu đã cho rằng isoparaffin được coi là một thành phần an toàn. Nó được xếp mức 1 trên thang điểm 10 của EWG (trong đó 1 là thấp nhất, 10 là cao nhất về mức độ nguy hại). Cơ quan Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đã kết luận rằng nó an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm, và FDA thậm chí còn cho phép sử dụng nó trực tiếp trong một số loại thực phẩm, như lớp phủ trên trái cây.
Tuy nhiên, vấn đề mọi người lo ngại về độ an toàn của nó cũng dễ hiểu vì đây là một thành phần có nguồn gốc từ dầu mỏ. Do đó, vẫn có thể có nguy cơ ô nhiễm dấu vết tiềm ẩn từ một chất gây ung thư được gọi là 1,4-dioxane. Điều này đi kèm với nguy cơ dị ứng da, nhưng nó cũng là chất độc thần kinh, độc tố hô hấp và độc tố thận. Điều này được thừa nhận là khá đáng quan tâm và đây là lý do tại sao bạn khó có thể tìm thấy isoparaffin trong những sản phẩm làm đẹp được gọi là "sạch".