Giới thiệu sơ lược về Muối biển
Muối biển thường có hình dạng tinh thể do được sản xuất trực tiếp từ nước biển và ít qua công đoạn chế biến. Vì vậy mà lượng khoáng chất trong các loại muối biển thường cao hơn so với các loại khác.
Muối biển có 2 loại: muối biển hạt nhỏ và muối biển hạt to (muối hột).
Thành phần hóa học: Theo nhiều nghiên cứu, muối biển chứa nhiều thành phần đa dạng và phong phú như:
- Phần lớn là Natri clorua (NaCl) hòa tan, trong đó gồm Natri 40%, Clorua 60%.
- Nhiều khoáng chất như Kẽm, Canxi, Kali, Đồng, Brom, Sắt, Phospho, Iod, Magie,…
Tên tiếng việt, tên khoa học và tên tiếng anh
Tên khoa học: natri clorua
Tên tiếng việt: Muối biển
Tên tiếng anh: Sea salt
Muối biển
-
Tên: Muối biển
-
Tác Dụng Lên Da: Cải thiện làn da
-
Tác Dụng Cho cơ thể: Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch
-
Tác dụng phụ có thể: tăng huyết áp
Tác dụng của Muối biển
Muối biển chứa nhiều vitamin, chất khoáng, axit amin và các vi sinh vật sống có thể tạo ra các kháng sinh và kháng khuẩn, giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ đó cơ thể chống được các virus gây cảm cúm, sốt, dị ứng...
Nếu máu dư thừa axit thì cơ thể dễ bị tấn công bởi nhiều căn bệnh như: rối loạn hô hấp, nhiễm trùng thận, lão hóa sớm, các bệnh về tim mạch, suy giảm hệ miễn dịch...
Do không bị xử lý ở nhiệt độ cao và ít qua chế biến nên muối biển vẫn giữ được nhiều khoáng chất tự nhiên giúp trung hòa các axit và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Muối biển kích thích thức ăn tiêu hóa nhanh và dễ hơn, không gây sự tích tụ trong đường tiêu hóa, cũng như không gây táo bón và béo phì.
Tắm muối biển cũng là một phương pháp hiệu quả để chữa bệnh khô da, nứt nẻ da, vẩy nến, ngứa da, nấm da.
Muối biển có tính sát trùng tự nhiên và giúp các lỗ chân lông nở ra, làm nước dễ thấm sâu vào các tế bào da, nuôi dưỡng da và làm làn da mịn màng hơn.
Muối biển có thể điều hòa nhịp tim, hạ cholesterol, ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tránh đột quỵ. Đồng thời, làm giảm enzym renin và hormone aldosterone - những enzym làm tổn thương tuần hoàn máu, dẫn đến viêm nhiễm trong cơ thể.
Bạn hãy uống 1 ly muỗi biển mỗi ngày bằng cách pha 2 lít nước ấm pha với 1 thìa muối biển và uống sau khi thức dậy để bảo vệ tim mạch.
Ăn muối biển sẽ giúp duy trì nồng độ isulin (chất cân bằng đường huyết) ở mức ổn định và giảm cảm giác thèm đường. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên thay muối ăn bằng muối biển.
1/4 lượng muối trong cơ thể được lưu trữ tại xương, khi cơ thể thiếu muối, nước sẽ rút bớt natri từ xương ra ngoài, gây mất cân bằng khoáng chất trong xương dẫn đến bệnh loãng xương.
Ngoài ra, muối biển cũng giàu canxi. Vì vậy uống nhiều nước và tiêu thụ muối biển ở mức độ vừa đủ sẽ giúp xương khỏe mạnh cứng cáp hơn.
Kali là chất cần cho cơ bắp hoạt động, muối biển chứa kali cùng một số khoáng chất như magiê, sắt, đồng, kẽm... giúp ngăn ngừa được chứng đau nhức cơ bắp, chứng co thắt cơ và chuột rút.
Muối biển kích thích cơ thể sản xuất 2 loại hormone thiết yếu serotonin và melatonin, những hormone giúp chống căng thẳng, góp phần thư giãn thần kinh và cải thiện giấc ngủ.
Liều dùng
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Y tế Mỹ (AHA) khuyên mỗi ngày nên ăn 1500 mg muối biển ở người lớn tuổi, bệnh mãn tính, mang thai,…. Còn theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam, khi người đã mắc bệnh tiền tăng huyết áp và huyết áp, bệnh thận…chỉ nên sử dụng < 5g muối/ ngày.
Một số kiêng kị khi dùng muối biển
Người có tiền sử tăng huyết áp, bệnh thận mạn, tim mạch,…nên hạn chế sử dụng muối. Tuy nhiên, để giảm nguy cơ tim mạch, cần kết hợp việc giảm rượu bia, thuốc lá, giảm cân,…
Bên cạnh đó, muối còn có trong nước tương, nước mắm,… nên hạn chế sử dụng, điều chỉnh độ mặn từ từ để người bệnh quen dần, tránh gây khó ăn.