Lemon Juice (Nước Cốt Chanh) Là Gì?
Đó là nước ép từ quả chanh, các thành phần trong nó về mặt lý thuyết có lợi đối với làn da bị mụn. Ở một mức độ nhất định, những lợi ích đó là hợp lý. Mặc nước cốt chanh được liệt kê như một thành phần trong sữa rửa mặt hoặc serum, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể thoa nước chanh trực tiếp lên da cũng sẽ mang lại những lợi ích tương tự. Các sản phẩm chứa thành phần này đã được các nhà hóa học bào chế cẩn thận bằng cách sử dụng nồng độ thành phần để mang lại lợi ích tối ưu và an toàn.
Nước Cốt Chanh – Lemon Juice
- Loại thành phần: Thành phần chính trong nước chanh để chăm sóc da là axit xitric, một axit alpha-hydroxy.
- Tác dụng chính: Tất cả các AHA hoạt động bằng cách nhẹ nhàng tẩy đi các tế bào da chết và làm sạch bã nhờn và bụi bẩn từ lỗ chân lông, có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mụn đầu đen. Axit citric cũng có thể có đặc tính kháng khuẩn.
- Dùng cho ai: Không có bác sĩ da liễu nào khuyên sử dụng nước chanh như một phương pháp điều trị mụn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thử, chỉ nên làm như vậy nếu mụn trứng cá của bạn nhẹ, và không bao giờ thoa nó lên mụn mới nổi hoặc vết loét hở.
- Liều lượng dùng: Một lượng rất ít nếu bạn định dùng thử và không dùng quá một lần một ngày và cách ngày.
- Dễ kết hợp với: Không có thành phần nào đặc biệt nên được kết hợp với nước cốt chanh khi sử dụng nó như một phương pháp điều trị tại chỗ.
- Không nên kết hợp với: Các loại axit bôi ngoài da khác hoặc bất kỳ loại retinoid nào, vì sự kết hợp này sẽ chỉ làm tăng khả năng kích ứng (vốn đã rất cao) từ nước chanh.
Lợi Ích Của Nước Cốt Chanh
- Tẩy da chết: Trong nước cốt chanh chứa hàm lượng Axit citric đặc biệt cao, khoảng 5 đến 6%. Đây là một thành phần tẩy tế bào chết rất tốt, nó có thể giúp giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
- Kháng khuẩn ngừa mụn: Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng axit citric có đặc tính kháng khuẩn và có thể có hiệu quả chống lại một số loại vi khuẩn gây mụn, đặc biệt là p.acnes. Điều này một phần là do nồng độ axit cao, tạo ra một môi trường kém thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Tính axit cũng có tác dụng làm se da, giúp giảm sản xuất dầu và thu nhỏ kích thước lỗ chân lông.
- Chống oxy hóa: Nước chanh cũng là một nguồn cung cấp axit ascorbic (hay vitamin C) dồi dào, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, một thành phần được biết đến với việc giúp chống lại sự tăng sắc tố do sẹo mụn gây ra. Tuy nhiên, có nhiều cách hiệu quả hơn để cung cấp vitamin C cho da mà không phải thoa trực tiếp nước chanh.
- Chống viêm: Có thể bạn đã nghe nói về việc nước cốt chanh có lợi ích chống viêm. Mặc dù nó có đặc tính đó thật, nhưng tính chất axit của nước chanh sẽ gây khả năng kích ứng cao hơn là làm dịu da. Hợp chất limonene được tìm thấy trong vỏ, mang lại nhiều tác dụng chống viêm hơn, thay vì các chất trong chính nước ép.
Cách Sử Dụng
Nếu bạn đang phải đối mặt với vấn đề bùng phát mụn mãn tính hoặc mụn nang sâu, bạn thực sự nên tìm kiếm lời khuyên từ bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận chứ không nên sử dung cách thoa nước cốt chanh lên da. Mặc dù đặc tính axit của chanh dường như là một loại thuốc tự nhiên để trị mụn trứng cá, nhưng việc thoa nước chanh trực tiếp lên da có thể gây hại nhiều hơn lợi. Hiện có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả và dễ dung nạp hơn, vì vậy tốt nhất bạn không nên sử dụng nước cốt chanh cho vị trí nào trên da và ngay cả trong bất kỳ bước chăm sóc da nào.
Nhưng nếu bạn vẫn muốn thử thì chỉ nên thử cách này nếu mụn trứng cá nhẹ và da bạn không nhạy cảm. Và trước hết, hãy kiểm tra nó trên một khu vực khác ngoài khuôn mặt của bạn để xem da của bạn phản ứng như thế nào; pha loãng nó với nước cũng là một cách tốt. Sau đó, dùng tăm bông chấm vào nước cốt và rửa sạch sau vài phút. Hãy ngừng sử dụng nước chanh ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu kích ứng hoặc đổi màu da. Nhưng dù sao thì, có nhiều lựa chọn điều trị tại chỗ khác an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với nước chanh.
Tác Dụng Phụ
Tác dụng phụ mà bạn sẽ găp phải khi sử dụng nó là kích ứng, mẩn đỏ và khó chịu bởi vì bản chất của nó là tính axit. Da người có độ pH từ 4,5-5,5, trong khi nước chanh có độ pH khoảng 2. Sự khác biệt này là một phần lý do khiến da rất khó chịu và có thể dẫn đến châm chích, bong tróc và mẩn đỏ. Hơn nữa, sự kết hợp của axit xitric và tia UV (tức là nếu bạn thoa nước chanh lên da và sau đó đi ra nắng mà không dùng kem chống nắng) có thể dẫn đến một tình trạng được gọi là bệnh phytophotodermatitis, phát ban tăng sắc tố, điều điều được cảnh báo.Như vậy, ngoài khiến da bị kích ứng thì nước cốt chanh khi thoa trực tiếp lên da còn khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.