Quả Lê (Pear): Những tác dụng tuyệt vời cho sức khoẻ

16/05/2022

Giới thiệu sơ lược về Quả Lê

 

Quả lê tiếng anh là Pear. Quả lê xuất hiện từ thời tiền sử, có chứng cứ cho thấy quả lê được sử dụng làm thức ăn kể từ thời kỳ đó.

 

Quả lê xanh: Loại lê này có vỏ ngoài đặc trưng màu xanh pha lẫn màu vàng kem, xen lẫn màu đỏ, chạm vào vỏ có thể thấy vỏ ngoài mịn và bóng. Lê mỹ có hình dáng giống với lê Corella Úc: thuôn dài, phía trên nhỏ còn phía dưới to bầu. Trung bình mỗi quả Lê nặng từ 230 gr -300 gr.

 

Quả lê vàng: Quả tròn dẹt nâu có chấm, trọng lượng quả trung bình 200 – 300 g thịt quả khô ngon, thơm khi chưa chín có vị chát, ra hoa vào tháng 3, 4.

 

Quả lê đường: Quả hình trứng, vỏ quả màu xanh, trọng lượng quả 20- 250 g, thịt quả giòn, ngọt thơm, ra hoa vào tháng 3, thu hoạch tháng 8 – 9.

Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g lê là:

Các chất dinh dưỡng cơ bản

  • Năng lượng 58 kcal.
  • Chất béo 0,14 g.
  • Chất bột đường 15,2 g.
  • Protein 0,36 g.

Vitamin và khoáng chất

  • Vitamin A 25 IU.
  • Vitamin C 4,3 mg.
  • Vitamin E 0,12 mg.
  • Vitamin K 4,4 µg.
  • Folate 7 µg.
  • Choline 5,1 mg.
  • Betaine 0,2 mg.
  • Canxi 9 mg.
  • Sắt 0,18 mg.
  • Magie 7 mg.
  • Phốt pho 12 mg.
  • Kali 116 mg.
  • Kẽm 0,1 mg.
  • Đồng 0,082 mg.
  • Selen 0,1 µg.

 

Tên tiếng việt, tên khoa học và tên tiếng anh

 

Tên khoa học: Pyrus.

Tên tiếng việt: Quả lê 

Tên tiếng anh: Pear

tóm tắt nhanh

Quả lê

  • Tên: Quả lê

  • Tác Dụng Lên Da: Ngăn ngừa tổn thương da, chống vết nhăn

  • Tác Dụng Cho cơ thể: Nguồn chất xơ dồi dào, phòng chống ung thư

 

Tác dụng của Qủa Lê

 

  • Nguồn chất xơ dồi dào

Quả lê có hàm lượng chất xơ rất phong phú, loại quả này sẽ cung cấp 25-30 gram chất xơ mỗi ngày, giúp duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh và giúp bạn thư thái. Chất xơ còn giúp giải độc, điều hòa cholesterol, cải thiện ruột và hệ tiêu hóa.

Quả lê có hàm lượng pectin cao hơn táo. Pectin là một loại polysacarit có chức năng hấp thụ nước, loại bỏ chất thải và độc tố, giúp giảm cholesterol. Ăn một quả lê mỗi ngày có thể tăng thời gian vận chuyển ruột và cung cấp ít nhất 25% nhu cầu chất xơ hàng ngày của người trưởng thành.

Các polyphenol trong quả lê bảo vệ và ngăn ngừa bệnh tiểu đường týp 2. Chúng có tác dụng hạ đường huyết.

Ngoài ra, ăn lê 5 lần/tuần cải thiện sự nhạy cảm với insulin. Nhờ đó, lê có hiệu quả bảo vệ nhất định trước những tác dụng phụ thoái hóa của bệnh tiểu đường týp 2, như các vấn đề về tuần hoàn, mắt, da và thận.

 

  • Bảo vệ xương khớp

Sự góp mặt của nguồn vitamin K và nhiều khoáng chất boron tuyệt vời. Đây là khoáng chất vi lượng đóng vai trò điều hòa sự hấp thu và phân phối các khoáng chất đa lượng. Nếu bạn bị thiếu vitamin K, bạn có thể dễ bị rối loạn liên quan đến xương. Đó là vì vitamin K làm việc với các khoáng chất khác như phốt pho, magiê và canxi để ngăn ngừa sự cố xương và ngăn ngừa loãng xương.

 

  • Ngăn ngừa ung thư

Quả lê có hàm lượng chất xơ cao giúp kết dính khá nhiều các axít mật thứ cấp. Sự hiện diện quá mức của những hợp chất này trong ruột có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột già và những bệnh đường ruột khác. Lê cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

 

 

  • Ngăn ngừa tổn thương da

Lê chứa nhiều chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho làn da mịn màng và mềm mại. Quả lê cũng làm giảm tốc độ thải đường vào máu và ngăn chặn sự phá hủy collagen của da. Do đó, thường xuyên ăn lê sẽ giúp làn da mịn màng, căng mọng, giảm các tổn thương da.

 

  • Tránh xa nếp nhăn

Ăn lê hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa. Điều này là do trái cây rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, vitamin K và đồng. Tất cả những chất dinh dưỡng này có khả năng chống lại các gốc tự do có hại, bảo vệ các tế bào da khỏi những tổn thương. Quả lê còn giúp làn da săn chắc hạn chế sự hình thành các nếp nhăn gần mắt, quanh môi.

 

  • Điều trị da nhờn

Quả lê có hiệu quả trong việc điều trị da nhờn. Chỉ cần đập dập một quả lê rồi trộn sữa tươi và mật ong. Sử dụng hỗn hợp này ba lần một tuần như một loại mặt nạ để ngăn ngừa sự bài tiết quá mức của các tuyến bã nhờn trên da.

 

  • Trị mụn

Những người có làn da bị mụn trứng cá, có thể ăn quả lê để giữ cho da sạch mụn. Quả lê còn chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Khi sức khỏe tổng thể được nâng cao, sẽ giúp ngăn ngừa trứng cá, mụn bọc do nhiễm trùng da từ bên trong. Ngoài ra, quả lê còn có đặc tính chống viêm, giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm khi da bị mụn trứng cá, mụn bọc.

 

  • Giữ ẩm 

Quả lê không chỉ tốt cho da dầu mà còn rất tốt cho da khô và bong tróc. Quả lê hoạt động như một chất giữ ẩm tự nhiên, giúp cân bằng lượng nước và giữ được độ ẩm tự nhiên của da. Do đó, chiết xuất của quả lê được sử dụng rộng rãi để làm kem dưỡng ẩm. Uống nước ép lê thường xuyên cũng làm cho làn da đều màu và mịn màng.

 

  • Tẩy tế bào chết

Các enzym tự nhiên có trong quả lê là một chất tẩy tế bào chết hiệu quả Để loại bỏ các tế bào da chết có trong lớp bề mặt của da, có thể trộn một quả lê nghiền vào các gói mặt nạ tẩy tế bào chết. 

 

  • Dưỡng da môi

Quả lê có hàm lượng axit lactic cao. Hàm lượng axit này có thể giữ cho các tế bào đôi môi khỏe mạnh, ngậm nước trong thời gian dài. Nhờ đó, nước ép quả lê khi được bôi lên môi sẽ giúp đôi môi mềm mại và mịn màng.

 

Cách sử dụng Quả lê đạt lợi ít tốt nhất:

 

Bạn có thể sử dụng trực tiếp quả lê như những loại trái cây khác hoặc chế biến thành các loại nước ép hay mứt đều được.

Ngoài ra, trong Đông Y, quả lê còn được sử dụng như một vị thuốc để diều trị một số bệnh như:

  • Ho khan do phế nhiệt:

Tác dụng của phương này là thanh nhiệt, giảm ho. Vài quả lê, bỏ hạt, giã nhỏ, cho đường phèn vào. Sau đó đem hấp cách thủy đến khi đường phèn tan hết thì mang ra ăn.

 

  • Chữa chứng viêm phế quản:

Cần 2 quả lê, bột xuyên bối 10g, 30g đường phèn. Lê bỏ hạt, cho bột xuyên bối và đường phèn vào trong quả lê, đem hấp chia ra ăn ngày 2 lần vào lúc sáng và tối.

 

  • Chữa đau mắt sưng đỏ:

Hoàng liên, lê. Lấy quả lê ép lấy nước rồi cho hoàng liên ngâm vào nước lê ép, sau đó lấy dung dịch này nhỏ vào mắt, ngày vài lần.

 

  • Tiêu đờm, thông đại tiện:

Nước ép quả lê, nước củ ấu, nước rễ cỏ tranh, nước hạt mạch, nước ngó sen đã ép, cho chung vào khuấy đều rồi uống nguội hoặc đun nóng mà uống. Ngày uống 1 – 2 lần.

 

  • Trẻ phong nhiệt, chán ăn:

Lê 3 quả rửa sạch thái miếng, cho vào nồi đổ 3 lít nước đun nhỏ lửa đến cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nước này nấu nhừ thành cháo rồi cho trẻ ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 3 – 5 ngày liền.

 

Lưu ý / Tác dụng phụ

 

Mặc dù lê tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng ăn được nó. Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý khi sử dụng lê:

  • Quả lê kỵ rau dền: Bạn sẽ bị nôn và rối loạn tiêu hóa nếu ăn quả lê sau khi ăn một bữa rau dền.
  • Quả lê kỵ thịt ngỗng: Thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn quá nhiều sẽ khiến thận làm việc quá sức; lê thuộc trái cây tính hàn. Ăn chung quả lê và thịt ngỗng kích thích thận làm việc quá tải ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.Vì quả lê có tính hàn, thịt ngỗng chứa nhiều chất béo và protein, ăn nhiều có thể khiến thận làm việc quá sức.
  • Quả lê kỵ củ cải trắng: Bởi ceton đồng trong lê có thể phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
  • Quả lê kỵ nước nóng: Quả lê không nên dùng chung với nước nóng. Vì tính lê sinh lạnh, nếu ăn lê uống nước nóng, sẽ kích thích đường tiêu hóa gây tả.

Hiện tại chưa có sản phẩm nào trong danh mục này!...